Tổng quan về điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Điện mặt trời tại Việt Nam thuộc nhóm ngành công nghiệp mới nổi, song hành cùng sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo với thế giới. Mong muốn thay thế khai thác năng lượng bằng than đá, khí đột, hạn chế tác hại đến môi trường, tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư. Tận dung vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở gần xích đạo, có số giờ năng cao so với mặt bằng chung. Chính vì thế, theo Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của TTCP phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Điện mặt trời có ưu điểm thân thiện với môi trường, hạn chế tác hại đến môi trường, linh hoạt về thiết kế các vùng thu năng lượng và công suất điện. Có thể lắp đặt trên mái nhà, trang trại hay trên mặt nước. Không yêu cầu nền móng chắc chắn, bảo trì bảo dưỡng dễ dàng, nhanh chóng phát hiện sự cố.
Điện mặt trời có ưu điểm thân thiện với môi trường, hạn chế tác hại đến môi trường
Vậy đâu là nhà máy điện mặt trời đầu tiên ở Việt Nam?
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Thiên Tân đã xây dựng Nhà máy quang điện mặt trời Thiên Tân tại Thôn Đạm Thủy, Xã Đức Minh, Mộ Đức, Quảng Ngãi Đây là nhà máy điện mặt trời đầu tiên ở Việt Nam,với tổng diện tích 24ha, nhà máy có công suất 19.2MW, chi phí là 800 tỷ đồng. Nhà máy được khởi công xây dựng vào ngày 29/08/2015 – cung cấp 28 triệu KWh điện mỗi năm cho lưới điện quốc gia.
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất ở Việt Nam?
Công ty TNHH Xuân Cầu và Công ty TNHH B. Grimm Power Pulic đã xây dựng nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng tại Tân Châu (Tây Ninh). Cụm nhà máy có 1.3 triệu tấm pin với công suất 420 MW, sản lượng điện mỗi năm là 690 kWh. Với mức đầu tư là 9.100 tỷ động, đây là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á ở Việt Nam. Nhà máy được khánh thành vào ngày 7/9/2019.
Danh sách các dự án điện mặt trời lớn tại Việt Nam
Khu vực Bình Thuận
Bình Thuận là một trong những tỉnh được đánh cao nhất về tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời. Toàn tỉnh có rất nhiều dự án với số vốn tổng đầu tư lên đến Trăm nghìn tỉ đồng.
Dự án điện mặt trời Hồng Phong 1: Dự án được triển trai tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, Bình Thuận, có tổng số vốn đầu tư là 2832 tỷ đồng. Công suất ước tính sau khi hoàn thành đạt 100MW/ giờ vận hành.
Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong: nhà máy được xây dựng tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận. Với tổng diện tích được cấp phép xây dựng 50 ha, có công suất lắp máy 30 MW. Sau khi hoàn thành, dự kiến nhà máy sẽ cung cấp khoảng 63 triệu KW vào lưới điện Quốc gia. Nhà máy do công ty TNHH Power Plus Việt Nam sở hữu, có tổng số vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng.
Lễ khởi công nhà máy điện mặt trời Tuy Phong
Nhà máy điện mặt trời Phong Phú: được khởi công từ tháng 8/2018 – do công ty Cổ phần Đầu tư điện mặt trời Solarcom làm chủ sở hữ. Dự án được xây dựng tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với diện tích 60 ha. Tổng số vôn đầu tư lên tới 947 tỷ đồng. Khi vận hành chính thức, nhà máy sẽ cung cấp 67 triệu KWh điện vào lưới điện quốc gia.
Nhà máy điện mặt trời Phong Phú
Khu vực Ninh Thuận
Nhờ có bức xạ nhiệt cao, Ninh Thuận thu hút hàng loạt các nhà đầu tư vào điện năng lượng mặt trời. Tính đến tháng 9/2018 – Ninh Thuận có tới 29 dự án với tổng công suất lên tới 1.935.17 MW.
Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu: được xây dựng tại thôn Hậu Sanh, Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận. Do Đức làm chủ sở hữu với tổng số vốn đầu tư lên đến 1200 tỷ đồng. Với diện tích 70ha dự án bắt đầu khởi công từ tháng 6/2018 – cung cấp sản lượng điện 104,130 triệu KWh cho lưới điện quốc gia.
Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn: được xây dựng tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay Mỹ Sơn có 2 nhà máy điện mặt trời được đầu tư là: Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 và nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2. Chủ đầu tư là công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn.
Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn
Công trình điện mặt trời Mỹ Sơn được xây dựng trên vùng đất của xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay Mỹ Sơn có 2 nhà máy điện mặt trời được đầu tư xây dựng trên mảnh đất này. Lấy tên là: Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 và nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2. Chủ đầu tư đều là công ty Cổ Phần Đầu tư năng lượng xậy dựng thương mại Hoàng Sơn.
Lễ động thổ nhà mái Điện mặt trời Mỹ Sơn
Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1: được xây tựng tại Xã Phước Hữu, huyện Linh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Được khởi công từ tháng 6/2018 với tổng diện tích 62 ha. Tháng 1/2019 nhà máy đi vào hoạt động, cung cấp lưới điện quốc gia 74 triệu KWh/ năm.
Nhà máy điện mặt trời Bim 1: có diện tích 35 ha, mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng. Được tập đoàn BIM Group xây dựng, nhà máy lắp đặt 90.000 tấm pin năng lượng mặt trờI, với công suất 30MW thì khi đi vào hoạt động nhà máy điện mặt trời bim 1 cung cấp sản lượng điện hằng năm lên đến 50 triệu kWh.
Lễ khởi công Nhà máy điện mặt trời Bim 1
Nhà máy điện mặt trời Bim 2: dự án có công suất ắp máy 250MW. Khi vận hành đóng góp vô cùng lớn cho sản lượng điện cả nước.
Khu vực Tây Ninh:
Tây Ninh có cường độ bức xạ 5,1kWh/m2/ngày, số lượng giờ nắng trung bình lên đến 2.400 giờ/ năm. Thuận lợi cho việc phát triển điện mặt trời.
Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2: đây là 2 cụm nhà máy được xây dựng ở xã Tân Hưng, huyện Tân Châu và xã Suối Đã, huyện Dương Minh Châu. Đây được xem là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam. Sau khi đi vào hoạt động nhà máy với công suất phát điện 420 MWp/350 MWac. Cung cấp nguồn năng lượng sạch đủ để đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu điện của tỉnh Tây Ninh.
Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng
Khu vực Huế:
Tỉnh Thừa Thiên Huế có chính sách thúc đẩy phát triển điện mặt trời. Nên đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu.
Nhà máy điện mặt trời Phong Điền: được xây dựng tại thôn Mỹ Hòa, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với tổng diện tích 45HA, đây là một trong những nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên xây dựng tại Việt Nam. Với mức đầu tư gần 1000 tỷ đồng, dự án cắt giảm lượng khí CO2 khoảng 20.503 tấn/ năm.
Nhà máy điện mặt trời Phong Điền
Khu vực Phú Yên:
Phú Yên là 1 trong những địa danh nổi lên về thu hút mạnh mẽ các dự án điện năng lượng mặt trời với công suất lớn. Do đó có rất nhiều nhà đầu tư đang tiếp cận lập các dự án năng lượng mặt trời.
Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội: được xây dựng tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, do công ty CP Tập đoàn Trường Thành Việt Nam liên doanh với tập đoàn B.Grim xây dựng Tổng diện tích 265 ha, với tổng số vốn đầu tư là 4,985 tỷ đồng. Sau 7 tháng thi công thì dự án đã hoàn thành vào ngày 10/6/2019.
Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ: được xây dựng tại xã Xuân Thọ 1 và xã Xuân Thọ 2, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, với mức đầu tư 2800 tỷ đồng, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 76,2 triệu kWh/ năm.
Nhà máy điện mặt trời Europlast Phú Yên: Dự án được xây dựng tại xã Sơn Thành, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên với tổng diện tích 56,6 ha, tổng số vốn đầu tư 1.150 tỷ đồng, dự kiến sẽ cung cấp gần 77 triệu KWh/ năm.
Khu vực Khánh Hòa
Tính đến tháng 5/2019 – Tỉnh Khánh Hòa có 27 dự án điện mặt trời được phê duyệt. Tổng dự án có quy mô diện tích là 795 ha. Con số đầu tư lên đến 13.020 tỳ đồng phân đều trên các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Cam Ranh, Ninh Hòa…
Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm: được xây dựng tại xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích 60 ha, số vốn đầu tư khoảng 930,022 tỷ đồng. Cung cấp khoảng 78.831 kWh/ năm.
Nhà máy điện mặt trời Khánh Hòa: được xây dựng tại thôn Vĩnh Đông và thôn Vĩnh Nam, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, với tổng diện tích đất sử dụng là 75 ha. Tổng số vốn đầu tư lên đến 1150 tỷ đồng.
Nhà máy điện mặt trời Sông Giang: dự án có tổng diện tích 60ha, số vốn đầu tư lên đến 1200 tỷ đồng. Khi vào hoạt động, nhà máy cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 80 triệu kWh.
Nhà máy điện mặt trời Sông Giang
Với việc các nhà máy điện mặt trời phát triển mạnh tại Việt Nam, không chỉ phát triển về kinh tế còn góp phần bảo vệ môi trường, chống lại biến đội khí hậu và tiết kiệm chi phí. Trên đây là tổng quan về các nhà máy điện mặt trời Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo thêm về lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà dành cho gia đình, doanh nghiệp.